Trả nợ bằng âm thanh

Nhiều năm trước đây ở Kinh đô có hai nhà hàng xóm, một là anh thợ giày kiết xác, một nữa là anh chủ hàng cá keo kiệt.
Chủ hàng cá kinh doanh giỏi, từ sáng đến tối lúc thì mổ cá, lúc thì nấu cá, lúc thì xiên cá vào cái xiên tre rồi nướng lên, xong đem phơi khô. Cá trèn do anh ta làm ngon lắm, đem cá tẩm xì dầu rồi trưng trong chảo mỡ, lại tưới thêm một tí dấm. Nhưng anh ta cũng có một cái tật là keo kiệt quá, không bao giờ bán chịu cho ai.
 Còn anh thợ giày hàng xóm lại rất thích ăn cá trèn nhưng không có tiền. Người nghèo lại có cách của con nhà nghèo. Một buổi vào giờ ăn cơm trưa, anh thợ giày tới cửa hàng cá, rút chiếc bánh ra, ngồi bên cạnh lò nướng cá, vừa chuyện gẫu với anh hàng cá vừa hít lấy mùi thơm của cá nướng, hương vị tuyệt quá! Anh thợ giày ăn cơm lẫn với mùi thơm của cá nướng tựa như được nhắm từng miếng cá vừa béo vừa mềm vậy.
Sáng sớm hôm đó, anh thợ giày đang bán giày thì anh hàng cá đến, lặng lẽ đưa ra một tờ giấy trong đó có thống kê rõ ràng anh thợ giày đã mấy lần đến ngưởi hít mùi cá nướng ở cửa hàng cá của anh ta.
Ông ơi sao ông lại trao cho tôi mảnh giấy này? - anh thợ giày tuy 10 phần đã rõ 8-9 phần nhưng vẫn cứ giả đòi hỏi vậy.
Tại sao à? -hàng cá cáu tiết nói - Chả lẽ anh cho rằng ai cũng có thể tuỳ tiện đến ngửi mùi cá nướng của tôi hay sao. Không được đâu! Hưởng thụ như vậy phải trả tiền.
Anh thợ giày nghe nói vậy, im lặng như không, móc trong túi ra hai đồng tiền đặt vào trong cái chén rồi lấy bàn tay úp lên miệng chén, lắc cái chén làm cho đồng tiền kêu lẻng xẻng.
Mấy phút sau anh thợ giày dừng tay lắc chén, đặt chiếc chén lên bàn, cười bảo gã hàng cá: “Nghe rõ tiếng đồng tiền chưa? Trừ nợ nhé!”.
-      Trừ là trừ thế nào? Nói hay nhỉ, anh có chịu trả nợ không?
-      Tôi trả rồi còn gì?
-      Trả thế nào? Trả bao giờ?
-    Vừa trả đấy thôi. Âm thanh tiền đồng của tôi trừ vào tiền ngửi cá nướng. Nếu anh thấy mũi tôi được ngửi nhiều hơn tai nghe của anh thì tôi sẽ lắc cái chén này vài phút nữa cho mà nghe.
Nói xong anh thợ giày lại định lắc cái chén. hàng cá keo kiệt sợ mình sẽ nghe nhiều hơn là đối phương ngửi nên vội vàng bỏ ra về.

Trong cuộc sống, đôi khi khó tránh gặp phải chuyện gây sự vô lý. Nếu cải lý hoặc phản bác lại không hiệu quả thì có thể chuyển hướng. Trong câu chuyện nói trên, anh thợ giày mưu trí đã “xử trí theo tình hình” đối phó với yêu cầu vô lý của anh hàng cá, khéo vận dụng mưu kế cho tiền đồng vào chén lắc, dùng âm thanh trừ nợ khiến cho gã hàng cá phải chịu thua bỏ chạy.
Mọi điều giống nhau và khác nhau, đều có mưu kế đối phó thích hợp. Sự vật biến hóa như cái vòng quay, có nhiều dạng kẻ khác nhau. Xem xét cho kỹ, xử trí tùy theo tình hình. (Phàm xu hợp bội phản, kế hữu thích hợp. Hóa chuyển hoàn thuộc, các hữu tình thế. Phản phúc tương cầu, nhân sự vi chế).
Quỷ Cốc Tử - Điều 6 Thiên Ngỗ hợp (đảo nghịch)

Chia sẻ bài viết này :
 
Hỗ Trợ : Bào Ngư Blog
Copyright © 2013. Bào Ngư Blog - All Rights Reserved
Share by BIT Templates Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger