Tại Hàng Châu thời nhà Tống có một chủ nhà trọ rất xảo quyệt, thường hay
bắt chẹt khách hàng. Đường Bá Hổ là nhà danh họa, muốn dạy cho hắn ta một bài học.
Hôm đó lão chủ đến xin vẽ tranh chân dung. Đường bảo hắn: “Tranh tôi vẽ
chia làm nhiều đẳng cấp. Tranh phúc tướng loại một giá 20 lạng bạc, loại 2 giá
10 lạng bạc. Tranh bần tướng giá 10 đồng cũng xong”. Lão chủ nghe nói chớp chớp
mắt suy nghĩ: tên này đáo để thật, bắt bí mình đây, nhưng mặc cả giá tranh thì
kém thế quá. Nghĩ vậy nên lão ta cười nói: “Đồng ý 20 lạng bạc nhưng xin nói
trước nếu vẽ không giống thì ông phải đền tôi đủ 20 lạng”.
Đường đồng ý ngay, chưa hút xong điếu thuốc đã vẽ xong. Lão chủ cầm bức
tranh, giật mình, vẽ giống quá. Nhưng lão vẫn nói: “Chẳng giống, chẳng giống tí
nào sất cả”. Đường đoán trước lão chủ sẽ giở mánh khóe đó nên chẳng cần tranh
cãi mà chỉ yêu cầu lão ta viết lên bức tranh ba chữ “tranh không giống tôi” rồi
trả lại lão 20 lạng bạc. Lão chủ trọ đắc ý lắm, ra về.
Đường Bá Hổ mang bức tranh đến phố huyện nhộn nhịp nhất, mở quầy treo
tranh ở một gian hàng lớn, vẽ thêm vài nét vào bức tranh rồi ghi thêm mấy chữ
“tranh bần tướng”. Tranh được treo cao, người đến xem bàn tán sôi nổi. Họ hàng
bà con và bạn bè của lão chủ nhà trọ nhìn thấy vội về báo tin, lão chủ tức lắm
những đã chót viết mẫy chữ “tranh không giống tôi” rồi, chỉ còn cách cho người
mang 50 lạng bạc đến xin mua lại bức tranh.
![]() |
Ảnh vai Đường Bá Hổ của Châu Tinh Trì :) |
Đường Bá Hổ đã tránh giao chiến với lão chủ nhà trọ, không mặc cả giá
tranh với hắn, cũng chẳng thèm tranh cãi có giống người thật không mà là vận dụng
mưu “muốn lấy phải cho”, thuận theo ý của hắn công nhận tranh vẽ không giống,
tìm ra một mẹo đối phó rất thích hợp khiến lão chủ nhà trọ mất mặt.