Khi
quay bộ phim “Nữ hoàng Thụy Điển”, nghệ sĩ Mamori gặp phải một vấn đề hóc búa.
Cảnh trong phim cần diễn tả Nữ hoàng vì tình yêu mà từ bỏ ngôi vua, khi bước
lên tàu ra đi thì người tình chết. Vậy lúc đó Nữ hoàng cần nói gì?
Mamori nghĩ dù có để diễn viên đóng
vai Nữ hoàng nói gì chăng nữa cũng chỉ là giả dối và ngu ngốc mà thôi. Biện
pháp tốt nhất là nên dùng một hình tượng
vô thanh, câm lặng, thế là ông quyết định chỉ đơn thuần dùng hình ảnh và tiết tấu
nhạc để giải quyết vấn đề này. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, diễn viên
đóng vai Nữ hoàng chợt đến bên ông và hỏi: “Em phải diễn như thế nào đây?”.
Đúng rồi, cần diễn như thế nào đây?. Tất
nhiên môt khi đã chỉ dùng hình ảnh và tiết tấu thì sự diễn đạt của diễn viên
quan trọng lắm. Cười ư? Khóc ư? Điên dại ư? Diễn đạt thế nào cũng không hay. Trong
lúc bế tắc đó, chợt ông nghĩ: đưa ra một trang giấy trắng cho khán giả có khi lại
hay. Thế là ông quyết định chọn đáp án đó. Ông nói với cô diễn viên: “Không có
diễn gì hết. Không cần suy nghĩ gì hết, cũng đừng có chớp mắt. Cứ đứng ngây người
ra vậy, không biểu lộ một tình cảm gì hết”.
Diễn viên diễn đúng như vậy. Sau buổi
chiếu phim, khán giả rất kinh ngac, khen diễn viên đóng khéo hết ý.
Trong
câu chuyện này, đạo diễn Mamori đã áp dụng mưu lược di tĩnh chế động, để cho cô
diễn viên đóng vai Nữ hoàng Thụy Điển khi bước lên tàu từ biệt quê hương xứ sở
đã câm lặng không nói và cũng không biểu lộ tình cảm gì, đây là một sự lựa chọn
tuyệt diệu.