Người ta nói là động, ta im lặng là tĩnh. Nghe người nói, biết được nội tâm họ. (Nhân ngôn giả, động dã. Kỷ mặc giả, tĩnh dã, nhân kỳ ngôn, thích kỳ từ).
Quỷ Cốc Tử - Điều 2: Thuật phản ứng
Ứng dụng mưu lược, ta có câu chuyện mang tên là Bác nông dân giả vờ câm. Các bạn cùng đọc nhé!
Hôm đó một bác nông dân dắt con ngựa đi có việc,
buổi trưa tới một quán ăn ven đường, buộc dây cương ngựa vào một gốc cây, đang
định vào quán thì có một vị thân sĩ cưỡi ngựa đi tới rồi cùng buộc ngựa ở cùng
gốc cây đó.
Bác nông dân thấy thế vội nói: “Xin ông đừng buộc ngựa ở gốc cây đó, ngựa của tôi chưa thuần đâu, nó có
thể đá chết ngựa của ông đấy”. Vị thân sĩ không nghe, cứ buộc ngựa ở gốc cây đó
rồi vào quán ăn trưa. Một lát sau họ nghe thấy tiếng ngựa hí hét khủng khiếp. Cả
hai vội chạy ra xem thì thấy con ngựa của vị thân sĩ đã bị đá chết. Ông thân sĩ
bèn lôi bác nông dân đi kiện, đòi đền ngựa. Quan huyện hỏi bác nông dân nhiều
việc mà bác ta cứ như người câm không nói.
Quan
huyện nói vị thân sĩ: “Anh ta người câm, làm sao xử kiện được”. Vị thân sĩ ngạc
nhiên nói: “ Vừa rồi anh ta còn nói chuyện được cơ mà”. Quan lại hỏi: “Nó nói
gì?”. Vị thân sĩ kể lại lời bác nông dân nói khi buộc ngựa. Quan nghe xong kêu
lên: “Ái già, như vậy là ông vô lí rồi. Nó đã cảnh báo trước mà ông không nghe,
nên nó không phải đền ngựa cho ông”.
Lúc
đó bác nông dân mới mở miệng nói cho quan huyện rõ bác phải làm như người câm để
thân sĩ nói ra sự thật, như vậy sẽ dễ phán xét ai đúng ai sai.
Bác
nông dân đã vận dụng mưu lược di tĩnh chế động làm cho ông thân sĩ nọ phải nói
ra sự thực, bác không cần trả lời các câu hỏi để quan tưởng là các câm khiến
ông thân sĩ phải kể lại đầu đuôi câu chuyện buộc ngựa ra sao, do dó đã đạt được
mục đích của mình.